Giới thiệu Bộ môn Giải phẫu sinh lý

Quá trình hình thành và phát triển

  • Bộ môn Giải phẫu sinh lý được thành lập từ những ngày đầu tiên của Trường Trung học Kỹ thuật Y tế TW3 - Bộ Y tế.
  • Tháng 9 năm 1998 trường Trung học Kỹ thuật Y tế  TW3 sáp nhập vào trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, trở thành Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học, Bộ môn Giải phẫu sinh lý được chuyển về khoa Y.
  • Đến năm 2010, Bộ môn Giải phẫu sinh lý trực thuộc Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học được chính thức thành lập.
  • Sau gần 10 năm thành lập, Bộ môn không ngừng phát triển, đã và đang ổn định về mặt cơ cấu và tổ chức. 

Lãnh đạo bộ môn qua các thời kỳ

  • Trường Trung Học Kỹ Thuật Y Tế TW3 - Bộ Y tế:
    • BS. Trần Văn Tích
    • BS. Nguyễn Văn Giáp
  • Khoa Điều Dưỡng - Kỹ Thuật Y Học - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh:
    • PGS. TS. Trần Thiện Trung (2010-2019)
    • TS. Nguyễn Hoàng Vũ (2019 - nay)

Cơ cấu nhân sự

  • Tổng số cán bộ, giảng viên, viên chức gồm 7 người, trong đó có: 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 2 cử nhân

Đối tượng đào tạo

  • Cử nhân hệ chính quy khoa ĐD- KTYH: 4 năm

Nhiệm vụ

  • Đào tạo, giảng dạy về môn Giải phẫu cho sinh viên hệ cử nhân đại học Điều dưỡng - Kỹ thuật y học.
  • Đào tạo, giảng dạy về môn Sinh lý cho sinh viên hệ cử nhân đại học Điều dưỡng - Kỹ thuật y học.         

           Sinh viên học sinh sẽ được cung cấp và trang bị những kiến thức cơ bản đến chuyên sâu, phù hợp với mục tiêu đào tạo. Sau khi học xong, sinh viên học sinh có khả năng ứng dụng, phục vụ tốt cho chuyên ngành. Những kiến thức về giải phẫu sinh lý là nền tảng, bắt buộc sinh viên y tế cũng như người cán bộ y tế phải nắm vững.

Thành tích đạt được

  • Xuất bản sách giáo khoa "Bài giảng Giải Phẫu Sinh Lý", “Sinh lý hoc”
  • Bằng khen Bộ trưởng và Đại học Y học trong nhiều năm.

Phương hướng phát triển

  • Tiếp tục đề cử giảng viên học tập trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn. Nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng tự nghiên cứu của đội ngũ giảng viên, xây dựng đội ngũ giảng viên ngày càng phát triển về chất lượng lẫn số lượng.
  • Đổi mới, cập nhật chương trình theo xu hướng phát triển và nhu cầu ứng dụng chuyên môn.
  • Đổi mới phương pháp giảng dạy, khuyến khích giảng viên tham gia các lớp sư phạm y học cơ bản và chuyên sâu, do các tổ chức trong và ngoài nước giảng dạy.
  • Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học